Làm sao học ít hiểu nhiều?

8.000 

‘Shuhari’ là phương pháp học tối thượng từ trà sư Rikyu Sen, được Zion Kabasawa giới thiệu trong ‘Làm sao học ít hiểu nhiều?’. Gồm 3 giai đoạn: Shu hoặc Learn (tuân thủ), Ha hoặc Break (bứt phá), Ri hoặc Make (tách ra). Đây là cách học tinh gọn, biến kiến thức thành của riêng bạn!

Sold By: Tailieu Co
Category:

Description

Làm sao học ít hiểu nhiều? – Zion Kabasawa
Cuốn sách “Làm sao học ít hiểu nhiều?’ của tác giả Zion Kabasawa.
Giai đoạn Shu

Shu chính là giai đoạn các bạn nên dành nhiều thời gian cho nó, vì giai đoạn này chính là giai đoạn các bạn nắm vững cơ bản và tuân theo chính xác những gì được chỉ dạy. Ví dụ như bạn học có tổng cộng 15 bước để giải, thì ở giai đoạn này, bạn tuyệt đối phải giải đủ cả 15 bước, cho dù những bước đầu tiên rất đơn giản, nhưng bạn phải làm theo. Toàn tâm toàn ý mà bắt chước theo, để nắm được cái căn bản.

Giai đoạn Ha

Ha là giai đoạn chúng ta có thể nghiên cứu cách làm khác từ cái cơ bản, từ cái được chỉ dạy, chúng ta bứt phá ra. Ví như bạn đã nắm vững được 15 bước làm bài, thì đến giai đoạn này, bạn có thể tinh giản chỉ còn lại 7 bước trọng tâm, rút ngắn thời gian làm bài. Đây là giai đoạn bạn thỏa sức thử nghiệm các phương pháp làm bài từ phương pháp cơ bản ở giai đoạn Shu.

Giai đoạn Ri

Cuối cùng là Ri, là giai đoạn bứt phá, và đi theo phong cách riêng của mình. Giai đoạn này chỉ được xuất hiện khi mọi thứ thuộc về căn bản bạn đã thật sự nhuần nhuyễn đến mức gọi là “phản xạ”. Khi ấy, bạn được phép “bỏ qua” các bước đầu tiên để tiến đến những phương pháp tối ưu. Thay vì bạn lấy mẫu từ 15 bước, giai đoạn này bạn có thể hoàn toàn không tuân theo 15 bước cơ bản hay 7 bước đã tinh giản đó nữa, bạn sáng tạo nên phương pháp mới chỉ tiêu tốn của bạn 3 bước.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Làm sao học ít hiểu nhiều?”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *